Tranh nghị và biện hộ Mười ngày Dương Châu

Nhà sử học Trương Đức Phương đối chiếu số người tử vong theo "Dương Châu thập nhật kí", và đưa ra hoài nghi con số này, giải trình rằng, theo báo cáo từ các hương thôn phụ cận Dương Châu, thì nhân khẩu các nơi này là 78960 hộ, số miệng ăn theo giả thuyết là 495.497 người. Thêm nữa theo sổ thống kế gia thượng vào đầu thế kỉ XVII, tổng nhân khẩu phủ Dương Châu khoảng 100 vạn. Vào năm 1645 (thời điểm quân Thanh công thành), tổng nhân khẩu trong thành ước tính khoảng 20 - 30 vạn người[17][18]. Trương Đức Phương cũng chỉ ra rằng việc nói nhiều người dân vào thành tránh nạn (và làm số người trong thành tăng lên 80 vạn) là không hợp lý, dù con số này vẫn có, nhưng sẽ rất ít, vì các lí do sau[19]

Theo như các ghi chép, người dân không có đủ thời gian để vào thành Dương Châu với số lượng lớn. Bách tính nghĩ tới việc vào thành để tránh thảm họa binh đao, vì nghĩ "thành cao hào sâu, thế hiểm dễ thủ" và "quân đội đủ để chống lại kẻ thù" hai yếu tố trên. Tuy nhiên một mặt thành là đồng bằng, địa thế đâu đủ hiểm yếu và quân số lưu thủ trong thành không quá 10.000 người, tức là không thỏa cả hai "điều kiện" trên. Sử Khả Pháp vào ngày 17 tháng 4 ÂL đã lui về bảo vệ Dương Châu, nhưng khi kêu gọi binh các trấn thì chẳng người nào đến cả.

Theo ghi chép, 9 ngày trước khi Dương Châu bị vây chín ngày, người dân vì trốn các cuộc cướp bóc của Hứa Định QuốcCao Kiệt mà mới chạy vào thành, chúng ta có thể thấy dân trong thành không bất ngờ tăng, nhưng lại đột nhiên giảm. Dưới chế độ phong kiến, một đô thị lớn hình thành khi nền kinh tế thương mại cực phát triển; trong khi Dương Châu ngoài một số ngành thủ công nhỏ và thương mại có việc sản xuất, vận chuyển muối từ Lưỡng Hoài nhưng lại rất hạn chế, nên khó có thể trở thành đô thị 800.000 người.

Về phương diện lịch sử, Dương Châu về thời nhà Đường là một đô thị lớn, nhưng về sau phải chịu nhiều thiệt hại, tàn phá, như vào thế kỉ IX với các thế lực quân phiệt Cao Biền, Tất Sư Đạc, Tôn Nho, nên rốt cục "người trong thành dời đến khoảng trăm nhà". Sau những cuộc tàn phá như vậy, qua hơn 200 năm triều Tống Dương Châu vẫn chưa khôi phục được sự thịnh vượng như thời Tùy - Đường, tuy nhiên đến thời cuối Minh đầu Thanh thì chỉ trong chưa đầy 10 năm sau vụ tàn sát nó đã khôi phục lại sự thịnh vượng. Trong hơn 30 năm nữa, Dương Châu lại phồn thịnh hơn cả dưới thời nhà Minh.

Học giả Antonia Finnane, người Áo, cho rằng "Thập nhật kí" ghi rằng 80 vạn người bị giết, có thể con số này quá cao, thông thường số thương vong trong chiến tranh khó có thể khảo cứu, và nhận định rằng Vương Tú Sở đã phóng đại sự tàn bạo của vụ thảm sát[20].